1. Tổng quan về hệ thống lọc RO
Chủ đề nói về hệ thống lọc nước RO đã có nhiều tài liệu, hình ảnh liên quan đến cấu tạo, nguyên lý vận hành, bảo dưỡng, nên chúng tôi chỉ đề cập lại vài điểm chính mà khách hàng băn khoăn, chưa có câu trả lời rõ ràng trong thời gian qua. Đồng thời, mở rộng thêm một số thông tin liên quan về nước sạch, nước hệ thống RO, nước tinh khiết, nước siêu sạch như là có nhìn chung về nước tinh khiết để thảo luận nhiều hơn sau này khi cần thiết.
Hệ thống lọc nước RO công suất 480m3/h
Nước sạch được hiểu là nước thủy cục mà chúng ta sử dụng tại từng hộ gia đình hoặc cho công ty, đã đạt QCVN 01-1:2018/BYT về các chỉ tiêu hóa học – lý học và vi sinh. Nước này có thể được cung cấp từ trạm mạng nước thủy cục chung hoặc tự xử lý tại chỗ từ các nguồn khác nhau như nước giếng, nước sông, nước suối, nước biển hoặc nước nhiễm mặn.
Nước tinh khiết được hiểu là không còn tạp chất hoặc Ion nào và đã loại bỏ tất cả các vi sinh vật – nghĩa là chỉ còn hoàn toàn phân tử nước. Để đạt được điều này thì cần lọc vật lý như màng RO và có thể kết hợp lọc hóa học bằng trao đổi Ion cùng tiệt trùng. Trong thực tế khái niệm tinh khiết này mang tính kỹ thuật hơn là phổ thông. Để chỉ mức độ tinh khiết tuyệt đối, còn sử dụng thuật ngữ kỹ thuật “nước siêu tinh khiết”.
Nước RO là nước đã được lọc qua hệ thống RO (thẩm thấu ngược) được hiểu đơn giản là lọc cơ học với kích thước cực kỳ nhỏ (<0.001 micromet) nên lọc được 98 – 99.8% các thành phần có trong nước, kể cả vi sinh. Tuy nhiên, sau màng vẫn còn 0.2 – 2.0% các ion đơn có kích thước nhỏ ( hóa trị 1) hoặc khi kiểm tra vẫn còn phát hiện vi sinh dù tần suất phát hiện ít.
Nước khử Ion hay nước DI là nước không còn Ion nào, nhưng vẫn còn nhiều tạp chất không ion, vì do mang điện tích nên cần loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến sản xuất trong một số ngành đặc biệt.
Nước đóng chai, đóng bình để uống trực tiếp theo QCVN 6-1:2010/BYT có thể là nước đã qua hệ thống lọc nước RO hoặc nước khoáng thiên nhiên và tiệt trùng bằng UV, Ozone. Nước đóng chai vẫn chứa các Ion có lợi cho cơ thể – và đây cũng là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng.
Trong thực tế có nhầm lẫn giữa nước RO, tinh khiết và đóng chai.
Nước uống Ion kiềm còn gọi là nước điện giải – là nước sạch đã tiệt trùng qua bộ điện phân để tăng pH mức kiềm ( 8.5 – 9.5 ) để tốt cho cơ thể. Việc tăng pH này hoàn toàn khác với tăng pH của hóa chất kiềm, mà tăng do điện phân. Lượng ion hydro trong nước điện giải được giới thiệu có tác dụng tốt cho cơ thể nhưng chưa có kết luận rõ ràng.
Mô tả theo lý thuyết các tạp chất và Ion bị lọc khi qua màng RO
Mô tả theo lý thuyết các tạp chất và Ion bị lọc khi qua màng RO
Một số bước xử lý minh họa trước màng lọc RO
Màng RO là lọc cao nhất trong các màng lọc
2. Quy trình lắp đặt hệ thống lọc nước RO
Hệ thống lọc nước RO cũng như các hệ thống xử lý nước khác nên được thực hiện bởi nhà thầu có chuyên môn cao và kinh nghiệm, nhằm mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng. Vì chi phí đầu tư, bảo trì rất cao, chất lượng sau xử lý cần ổn định nên các bước sau là không thể thiếu khi thực hiện dự án.
1- Yêu cầu về năng suất và chất lượng sau xử lý.
2- Tìm hiểu nguồn nước và phân tích lại nếu thấy chưa chắc chắn.
3- Sơ bộ phương án, chi phí đầu tư và vận hành.
4- Thảo luận lại để có chọn lựa tốt nhất và ký hợp đồng.
5- Tiến hành triển khai thiết kế chi tiết, lắp đặt, chạy thử hệ thống lọc nước RO.
6- Kiểm tra, hiệu chỉnh chất lượng, năng suất theo thiết kế.
7- Hướng dẫn vận hành và bàn giao.
8- Kiểm tra, báo cáo hệ thống định kỳ.
3. Những điều cần biết khi thiết kế hệ thống lọc RO
Dưới đây là những thông tin liên quan đến hệ thống lọc nước RO được nhiều khách hàng quan tâm và thường xuyên đặt câu hỏi với chúng tôi hoặc cần hỗ trợ trong thời gian qua.
3.1. Thiết kế hệ thống lọc nước RO dễ hay khó?
Đối với hệ thống lọc nước công nghiệp năng suất lớn thì nên đề cập đến “tối ưu” chi phí giữa đầu tư và vận hành. Khi đầu tư hệ thống, nếu bỏ qua công đoạn nào đó thì chi phí vận hành, thay thế, bảo trì có thể tăng lên hoặc chất lượng sau xử lý sẽ khó ổn định. Chúng tôi khuyên rằng, nên đầu tư theo hướng dài hạn và bền vững để tránh mọi ảnh hưởng có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.
Do đó, hệ thống lọc nước RO hoặc công nghệ khác như hệ thống lọc nước DI, thiết bị lọc Mixed Bed thì không nên thiết kế theo kiểu kinh nghiệm, đoán mò mà phải thật sự nắm rõ tính chất nguồn nước, sự thay đổi trong năm để đưa ra hệ số dự phòng phù hợp hoặc thêm các bước xử lý một cách an toàn sao cho nước trước và sau màng lọc ít ảnh hưởng nhất.
Việc tiêu thụ nước cho một nhà máy thì cũng cần phải xem xét tổng thể, mục đích sử dụng, gồm cả số lượng và chất lượng.
Ví dụ: Một nhà máy thực phẩm có 4 điểm cần đến nước, đó là:
Nước cấp lò hơi cần loại bỏ độ cứng qua bộ làm mềm nước để hạn chế sử dụng hóa chất lò hơi.
Nước bổ sung cho hệ thống giải nhiệt phải đáp ứng tiêu chuẩn LEED nên cần giảm độ cứng một phần, cũng là giảm thiểu hóa chất tháp giải nhiệt sau này.
Nước cho sản xuất thực phẩm phải qua hệ thống lọc nước RO.
Nước uống cho toàn bộ nhân viên cần phải tiệt trùng nước RO bằng đèn cực tím UV.
Nguồn nước có thể chứa nhiều thành phần khác nhau nên loại bỏ càng nhiều thì màng RO sẽ ít bị nghẹt. Phổ biến như oxy hóa khử và tách kim loại nặng; lọc thô bằng cát loại bỏ chất; lọc than bỏ hợp chất hữu cơ và Chlorine bằng; làm mềm nước để giảm độ cứng; bộ điện phân và thu cặn FujiKlean thu nhiều chất như Silica, độ cứng, sắt; tinh lọc, màng lọc UF, màng lọc Nano loại bỏ hầu hết chất lơ lững, dùng bộ điện từ FujiKlean hoặc hóa chất chống cặn tăng cường hạn chế cặn bám trong màng…
3.2. Nước sau khi lọc RO thì xử lý gì tiếp theo?
Nước sau màng lọc RO thì tùy vào nhu cầu sử dụng mà có những bước xử lý tiếp theo, ví dụ như một số trường hợp sau.
1 RO → Không cần xử lý gì thêm Cấp cho lò hơi, tháp giải nhiệt, hệ thống lạnh,…
2 RO → Ozone, UV Thực phẩm, nước uống trực tiếp.
3 RO → Bổ sung khoáng + Ozone, UV Đóng chai, đóng bình.
4 RO 1 → RO 2 → EDI Điện tử, lò hơi cao áp, sản xuất hóa chất,…
5 RO 1 → Hạt nhựa trao đổi ion
6 RO 1 → RO 2 → Than hoạt tính → Chưng cất Dược phẩm, y tế,…
Như vậy, không chỉ đơn thuần là tập trung vào hệ thống lọc nước RO mà khách hàng nên có phương án tổng thể về nhu cầu cho cả nhà máy. Trong thời gian qua, chúng tôi đã hỗ trợ nhiều khách hàng đánh giá nguồn nước, thiết lập phương án tổng thể ban đầu hoặc đánh giá lại tình trạng hiện có về kỹ thuật và ngân sách đầu tư – vận hành tối ưu nhất. Vui lòng liên lạc để cùng nhau làm việc mang lại hiệu quả tốt đẹp!
3.3. Tỷ lệ thu hồi được bao nhiêu % và tuổi thọ màng lọc
Dựa vào độ muối (TDS) mà chia màng thành 3 nhóm, màng lọc nước ngọt, lọc nước lợ và lọc nước biển. Khi TDS càng cao thì áp lực lọc càng cao, trong khi tỷ lệ thu hồi giảm tương ứng.
Lượng thu hồi bao nhiêu tùy thuộc rất nhiều vào chất lượng nước cấp, có thể thu hồi hơn 80% hoặc nhỏ hơn 50%, thậm chí không thể dùng màng RO hoặc phải xử lý trước khi vào RO, hoặc để chuyển sang sử dụng hạt nhựa hệ thống cation – anion, hệ DI và hạt nhựa hỗn hợp (Mixed Resin).
Ngoài chất lượng nước đầu vào, thiết kế hệ thống lọc nước RO thì tuổi thọ màng còn phụ thuộc vào việc bảo vệ màng bằng hóa chất, vệ sinh định kỳ (CIP) và vận hành hệ thống. Cần hiệu chỉnh các đầu dò chất lượng để nắm rõ số liệu thực tế và xử lý kịp thời trước khi quá trễ, gây hư hại màng, cho nên có nơi màng thì vận hành chỉ được vài tuần, có nơi thì được vài năm.
3.4. Bao nhiêu màng trong 1 vỏ màng và khi nào cần 1 hay 2 lần lọc?
Như đã nói ở trên, dựa vào thông số nguồn nước đầu vào, năng suất và chất lượng nước sau xử lý thì phần mềm thiết kế hệ thống lọc nước RO sẽ cho ra các cấu hình phân bố số lượng màng của 1 vỏ màng và số vỏ, cùng với kinh nghiệm thực tế sẽ điều chỉnh lại để có sự chọn lựa phù hợp cho năng suất bơm, lưu lượng nước vào màng, tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo lượng thu hồi và chất lượng cao nhất.
Nếu TDS đầu vào cao hoặc sau xử lý đòi hỏi TDS thấp thì phương án lọc lại lần 2 (2 pass) thường thiết kế để đạt.
3.5. Nước bỏ của hệ thống RO tận dụng được cho việc gì?
Thông thường, TDS và các thành phần khác của nước xả bỏ cao gấp 2.5 – 5.0 lần nguồn nước sử dụng ban đầu. Do đó, chất lượng xả thải phụ thuộc vào rất nhiều nguồn nước cấp. Trong trường hợp nước ngọt (thủy cục) có các thành phần thấp thì nước xả bỏ từ hệ thống lọc nước RO có thể tận dụng để cấp một phần vào hệ giải nhiệt, tưới cây, vệ sinh nhà xưởng, rửa xe, dùng cho nhà vệ sinh…
Số màng lọc và nước xả bỏ
Cấu hình màng RO và chất lượng nước xả bỏ
3.6. Ngoài lọc màng RO thì có phương án nào khác để đạt độ dẫn điện như nhau không?
(Vui lòng tham khảo thêm mục Hệ thống xử lý nước DI Mixed Bed)
Như đã nói ở trên, theo lý thuyết thì hệ thống lọc nước RO là kiểu lọc cơ học và loại bỏ được đến ion đơn – nghĩa là lọc hết tất cả, trong khi đó, lọc hóa học qua hạt nhựa hoặc lý học bốc hơi từ đun sôi hay năng lượng Mặt Trời thì về độ dẫn điện thì có thể đạt như nhau nhưng các thành phần không ion có trong nước sẽ khác nhau.
Việc chọn lựa công nghệ tùy thuộc vào mục đích và điều kiện thực tế, chẳng hạn như hệ thống lọc nước RO công nghiệp phù hợp với nguồn nước TDS cao, chưng cất phù hợp cho nhà máy dược phẩm sản xuất thuốc tiêm, trong khi sử dụng hạt nhựa để lọc hóa học, cho các dự án lọc nước công nghiệp có năng suất lớn hoặc nguồn nước đầu vào chứa Silica cao…
3.7. Nước lọc RO, siêu tinh khiết có lợi cho sức khỏe không?
(Vui lòng tham khảo bài viết về hệ thống xử lý nước DI, lọc nước qua thiết bị Mixed Bed)
Theo cảm tính, cứ nghĩ rằng nước uống có độ tinh khiết càng cao thì càng tốt, nhưng hiểu như thế là chưa đúng vì nước tinh khiết đã loại bỏ các thành phần khoáng chất có trong nước như Canxi, Magie, Kali, Natri, Phốtpho, Flo, HCO3–… rất cần cho sức khỏe.
Chất lượng nước uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
Chất lượng nước uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
Như vậy, nước RO, tinh khiết, siêu tinh khiết không có lợi cho sức khỏe nếu dùng nhiều và liên tục. Do đó, một số nhà cung cấp nước uống đã bổ sung lại khoáng chất bị mất khi lọc qua màng lọc nhưng khó mà đầy đủ các nguyên tố như nước tự nhiên, bổ sung phải theo QCVN 6-1:2010/BYT.
4. Bảo vệ màng RO bằng hóa chất
Việc dùng hóa chất bảo vệ màng RO là rất cần thiết dù đã có các bước xử lý trước màng nhưng không thể loại trừ hết được. Tuy nhiên, cần chọn loại hóa chất phù hợp nguồn nước để mang lại hiệu quả cao và hạn chế rửa màng.
Hệ thống bơm CIP cho hệ thống lọc RO
Sử dụng hóa chất bảo trì và vệ sinh màng RO
Hóa chất bảo trì gồm:
Hóa chất bảo trì để tăng tuổi thọ màng và hạn chế vệ sinh (CIP)
Sử dụng liên tục:
Hóa chất chống cặn bám, tránh gây nghẹt màng.
Hóa chất khử Chlorine, tránh gây lủng màng.
Kiểm soát pH ổn định vào/ra màng lọc.
Sử dụng không liên tục:
Hóa chất tuần hoàn diệt vi sinh, tránh gây mùi hôi và hư hại màng.
Hóa chất vệ sinh (CIP) để phục hồi lại khả năng lọc và đảm bảo độ dẫn điện thấp
Vệ sinh cặn hữu cơ.
Vệ sinh cặn vô cơ.
Việc dùng hóa chất quá nhiều cũng gây cặn bám cho màng hoặc vệ sinh không đúng quy trình, phù hợp thực tế cũng sẽ làm hư màng.
Gọi điện thoại
0982745613